10 vấn đề thường gặp về da do thiếu vitamin B12

0
4

Vitamin B12 có nhiều vai trò quan trọng với cơ thể bao gồm chức năng thần kinh, hình thành tế bào hồng cầu,… Khi thiếu hụt vitamin B12 không chỉ ảnh hưởng tới các tình trạng này mà còn tác động tới làn da.

Tác dụng của vitamin B12

Vitamin B12 (cobalamin) đóng vai trò thiết yếu trong quá trình hình thành tế bào hồng cầu, sản xuất DNA, chuyển hóa tế bào, chức năng thần kinh,…

Vitamin B12 (cobalamin) đóng vai trò thiết yếu trong quá trình hình thành tế bào hồng cầu, sản xuất DNA,…

Thiếu hụt vitamin B12 không quá phổ biến nhưng có thể xảy ra ở những người theo chế độ ăn chay hoặc thuần chay, do thực phẩm có nguồn gốc thực vật không chứa nhiều hoặc không chứa vitamin B12. Người lớn tuổi và những ai mắc các bệnh về đường tiêu hóa ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cũng có nguy cơ cao bị thiếu hụt.

Nếu thiếu hụt vitamin B12 không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến mệt mỏi, thiếu máu, yếu cơ, các vấn đề về đường ruột, tổn thương thần kinh, rối loạn tâm trạng và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe làn da. 

Những vấn đề về da do thiếu vitamin B12

Phát ban

Phát ban là một triệu chứng của tình trạng thiếu hụt vitamin B12. Nếu bạn gặp phải tình trạng phát ban kéo dài hoặc không rõ nguyên nhân, nên đi khám và thực hiện các xét nghiệm để đánh giá khả năng thiếu hụt. Việc phát hiện và điều trị kịp thời tình trạng thiếu hụt vitamin B12 có thể giúp kiểm soát, cải thiện sức khỏe làn da.

Da khô

Da khô là một vấn đề thường gặp và có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi cơ thể thiếu hụt vitamin B12. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng khô da, bong tróc, kích ứng, hãy cân nhắc đến tác động tiềm ẩn của tình trạng thiếu hụt vitamin B12.

Da khô là một vấn đề thường gặp và có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi cơ thể thiếu hụt vitamin B12.

Bệnh vẩy nến

Thiếu hụt vitamin B12 có thể làm tình trạng bệnh vẩy nến trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến các mảng da bị viêm, có vảy. Nếu bạn đang gặp các triệu chứng này, việc xem xét khả năng thiếu hụt vitamin B12 là điều cần thiết để có phương pháp điều trị phù hợp.

Nổi mề đay

Nổi mề đay (mày đay) có thể là một trong những triệu chứng của tình trạng thiếu hụt vitamin B12, gây ra các vết đỏ, ngứa trên da. Nếu đang bị nổi mề đay, cần làm xét nghiệm máu, nếu thiếu, việc bổ sung vitamin B12 sẽ giúp cải thiện tình trạng này.

Chứng đỏ mặt (bệnh Rosacea)

Thiếu hụt vitamin B12 có thể làm chứng đỏ mặt trầm trọng thêm. Khắc phục sự thiếu hụt vitamin B12 giúp cải thiện tình trạng này.

Chàm

Các mảng khô, ngứa và viêm là đặc điểm của bệnh chàm. Khi thiếu vitamin B12 sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng, làm tăng kích ứng da, khó chịu trên da.

Bạch biến

Bạch biến khiến da mất màu, dẫn đến các đốm sáng hoặc trắng… thường có liên quan đến tình trạng mất sắc tố ở các vùng bị ảnh hưởng.

Tóc bạc sớm hoặc rụng tóc

Những vấn đề về tóc như tóc bạc sớm hoặc rụng tóc, có thể liên quan đến tình trạng thiếu vitamin B12. Nếu bạn đang có những dấu hiệu này, hãy cân nhắc các lựa chọn điều trị, trong đó bổ sung vitamin B12 có thể hữu ích.

Những vấn đề về tóc như tóc bạc sớm hoặc rụng tóc, có thể liên quan đến tình trạng thiếu vitamin B12.

Tăng sắc tố

Tăng sắc tố làm da sẫm màu do gia tăng sản xuất melanin. Nhiều yếu tố, bao gồm thiếu hụt vitamin B12 có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Mụn trứng cá

Thiếu hụt vitamin B12 có thể làm tình trạng mụn trứng cá trở nên trầm trọng hơn. Nếu bạn đang bị mụn trứng cá, nghi ngờ nó có thể liên quan đến vấn đề dinh dưỡng, nên đi khám để bổ sung vitamin B12 nếu cần.

Thiếu hụt vitamin B12 có thể làm mụn trứng cá trầm trọng hơn.

Bổ sung vitamin B12 bằng cách nào?

Lượng vitamin B12 được khuyến nghị hàng ngày đối với người lớn là 2,4 microgam. Hầu hết mọi người có thể nhận đủ vitamin B12 trong thực phẩm thông qua chế độ ăn uống cân bằng.

Tuy nhiên, đối với nhóm đối tượng như người lớn tuổi, người ăn chay, người ăn chay trường, và những người có vấn đề về hấp thụ vitamin B12 từ thực phẩm có thể sử dụng thực phẩm bổ sung dưới dạng uống. Đặc biệt, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú theo chế độ ăn chay hoặc thuần chay cũng nên xem xét việc bổ sung vitamin B12 để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin B12 bao gồm, thịt, cá, gia cầm, các sản phẩm từ sữa… Vitamin B12 còn có trong một số thực phẩm, như ngũ cốc ăn sáng tăng cường, thực phẩm bổ sung qua đường uống.

Nguồn: Sức khỏe & Đời sống

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here